“Đi Tìm Lẽ Sống” là một trong những cuốn sách nổi tiếng và có tầm ảnh hưởng nhất về tâm lý học và phát triển cá nhân. Cuốn sách đã và đang truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên khắp thế giới. Việc tìm thấy mục đích và ý nghĩa trong cuộc sống là một điểm tựa quan trọng để vượt qua khó khăn và khắc phục khủng hoảng.
Con người ta không cần phải hạnh phúc thì mới sống được, một người có thể tiếp tục cuộc sống của mình nếu họ tìm được một lý do để bước tiếp. Trại tập trung Đức quốc xã, nơi con người phải trải qua “những giây phút khốn cùng về cả thể xác lẫn tâm hồn”, Viktor một nạn nhân và là tác giả của cuốn sách đã tìm thấy “lẽ sống”. “Đi tìm lẽ sống” là một cuốn sách tâm lý học được chia thành hai phần chính: trải nghiệm tác giả trong trại tập trung và sự đúc kết về liệu pháp, ý nghĩa từ những trải nghiệm đáng sợ trong trại tập trung.
Link mua sách: Đi tìm lẽ sống – Viktor Frankl
Phần 1, bạn sẽ thấy một trại tập trung của lính SS
Victor đã trải qua cuộc sống trong trại tập trung của Đức quốc xã. Thay vì kể về trải nghiệm cá nhân của mình, Victor quyết định kể về cuộc sống của tất cả những người tù trong trại để trả lời câu hỏi về cách họ nhìn nhận cuộc sống hàng ngày trong trại tập trung.
Trại tập trung Auschwitz có sức chứa khoảng hai trăm người, nhưng lại đang giam giữ một ngàn rưỡi người. Những người tù sống trong điều kiện khắc nghiệt với lạnh lẽo và đói meo. Thậm chí không đủ chỗ cho mỗi người ngồi xuống, và khẩu phần ăn chỉ là một mẩu bánh mì nhỏ trong suốt bốn ngày.
Tiêu chuẩn chọn người được “ở lại” thật kinh khủng. Những người yếu đuối sẽ bị đưa vào phòng hơi ngạt để chết, còn những người “nhanh nhẹn” sẽ trở thành những người tù chính thức. Những người tù may mắn sống sót phải trải qua quy trình “vệ sinh sạch sẽ”, bao gồm cạo sạch lông, lột quần áo và tắm. Họ trở thành những cơ thể trần trụi, không còn gì ngoài thân thể.
Mặc dù tất cả những người tù đều phải đối mặt với những hoàn cảnh khắc nghiệt, nhưng một số người tù lâu năm lại không có thiện ý với những người mới đến. Họ gợi ý những điều khiến những người mới bị lính SS đánh đập tàn nhẫn.
Sau một thời gian ở trong trại, Victor nhận ra rằng sức chịu đựng của con người có thể vượt ra ngoài những giới hạn ghi chép trong sách giáo khoa. Người tù có thể giữ tỉnh táo trong thời gian dài mà không ngủ, không tắm trong nhiều ngày và chịu đựng những vết thương mà không bị nhiễm trùng.
Cuộc sống trong trại tập trung làm cho người tù trở nên cứng nhắc tâm lý do luôn phải suy nghĩ về việc tồn tại. Ban đầu, Victor không thể chứng kiến những người khác bị đánh đập dã man và quay mặt đi. Nhưng sau một thời gian, những cảnh tượng đau đớn và cái chết trở nên quen thuộc với anh. Cuộc sống trong trại khiến anh không còn xúc động trước những cảnh tượng đó nữa.
Phần 2, Liệu Pháp
Liệu pháp ý nghĩa nhằm giúp bệnh nhân tìm thấy ý nghĩa trong cuộc sống của họ và là quá trình phân tích để nhìn nhận ý nghĩa bị che giấu trong sự tồn tại. Tác giả đề cập đến một hiện tượng tâm lý phổ biến gọi là “Trạng thái tồn tại chân không,” khi con người sống mà không có mục tiêu hoặc ý nghĩa. Liệu pháp ý nghĩa tập trung vào việc giúp bệnh nhân nhận thức về trách nhiệm cá nhân và tìm hiểu mục tiêu và nhiệm vụ của mình trong cuộc sống.
Theo liệu pháp này, con người có ba cách để tìm ra ý nghĩa cuộc sống: tạo ra công việc hoặc thực hiện một điều gì đó, trải nghiệm và gặp gỡ những điều mới, và đối mặt với đau khổ một cách tích cực. Tình yêu và đau khổ cũng được đề cập như những yếu tố quan trọng trong việc tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.
Cuộc sống có ý nghĩa vô điều kiện, bởi vì nó bao gồm cả ý nghĩa của đau khổ. Bằng cách chấp nhận đau khổ và xem nó như một thử thách, cuộc sống vẫn có ý nghĩa cho đến phút cuối cùng và ý nghĩa này không bị thay đổi bởi sự kết thúc.