NHẢY VIỆC, CÓ PHẢI CỨ THÍCH THÌ NGHỈ?

GENZ nhảy việc – Tự tin thật hay không hiểu bản thân?

Thứ nhất, chuyển việc là hiện tượng thường thấy ở mọi độ tuổi nhưng phần nào xảy ra chóng vánh và mơ hồ hơn ở các bạn trẻ, đặc biệt là GenZ. Một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn tới việc thay đổi công việc ở mọi lứa tuổi có thể kể đến: bất mãn với sếp; thiếu cơ hội phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc; bản thân công việc không phù hợp với sở thích và tính cách; …
Vấn đề thường thấy ở nhiều bạn đó là không hiểu lý do vì sao mình lại nhảy việc. Gặp bao nhiêu trong số các vấn đề trên thì nên nhảy việc?


Các bạn nhân viên là GEN Z hiện nay có điểm khác gì so với các thế hệ trước về mức độ chịu áp lực trong công việc?

Một lý do thường được đưa ra để hạ thấp năng lực chịu áp lực của GENZ trong công việc đó là các bạn ít phải chịu khổ trong cảnh nghèo đói hơn cha mẹ thời bao cấp. Điều này là chưa hoàn toàn chính xác bởi, sức chịu đựng của GENZ ngày nay bị tấn công bởi các căn bệnh tâm lý, sự cô đơn, sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường lao động.
Thêm vào đó, thế hệ trẻ ngày nay có nhận thức tốt hơn rất nhiều về sức khỏe tinh thần, các đặc điểm của một môi trường làm việc lý tưởng, hay những giá trị cá nhân và các bạn đề cao.
Cá nhân mình thấy rằng, nếu như có được một cái nhìn rõ ràng hơn về thị trường lao động, GENZ hoàn toàn có khả năng chịu đựng tốt các áp lực gặp phải.

Việc chuyển sang làm freelancer có phải là một quyết định liều lĩnh và cần cân nhắc với bài toán ổn định không?

Liều lĩnh hay không còn tuỳ thuộc vào mức độ sẵn sàng của mỗi người. Bạn đã tìm hiểu thị trường lao động tới đâu? Có bao nhiêu người sẽ sẵn sàng thuê bạn làm freelancer? Mức thu nhập tổng của bạn sẽ là bao nhiêu? Bạn sẽ cân đối thời gian giữa các công việc như thế nào? Nếu như bạn đã có câu trả lời khiến bạn hài lòng cho tất cả các câu hỏi trên thì việc làm freelance có thể sẽ là một trải nghiệm thú vị của tuổi trẻ.

Sưu tầm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *