Phương pháp chọn người tài của Tư Mã Quang

Tư Mã Quang (Phồn thể: 司馬光; Giản thể: 司马光; bính âm: Sima Guang; Wade-Giles: Szuma Kuang; 1019–1086), tự Quân Thật 君實, hiệu Vu Tẩu 迂叟, là một nhà sử học, học giả Trung Quốc, thừa tướng thời nhà Tống. Ông là tác giả của bộ sách sử nổi tiếng Tư trị thông giám.

Là vị quan thanh liêm chính trực, có đóng góp to lớn cho triều đình cũng như nền sử học Trung Hoa, ông là 1 trong 5 vị quan văn thời Nhà Tống được thờ tại Lịch đại Đế Vương miếu (历代帝王庙) được nhà Minh, nhà Thanh xây dựng, trong đó thờ những vị quan văn, võ tướng được đánh giá là tài năng và tận trung nhất qua các triều đại.

Theo Tư Mã Quang, căn cứ vào “Tài, Đức”, thì có thể phân vạch ra: Người mà “Tài đức vẹn toàn” được gọi là “Thánh nhân”, người mà “Tài đức mà khuyết thiếu một trong hai” thì được gọi là “Ngu xuẩn”. Người đức hạnh cao hơn tài năng thì được gọi là “Quân tử”, người tài năng cao hơn đức hạnh thì được gọi là “Tiểu nhân”.

Trong quá trình “chọn người và dùng người”, quan điểm của Tư Mã Quang là phải trọng dụng Thánh nhân, quân tử; nếu không có Thánh nhân, quân tử, thì thà chọn dùng người “Ngu xuẩn” còn hơn là dùng “kẻ tiểu nhân”. Một trong những nguyên nhân mà Tư Mã Quang nhìn nhận, đó chính là, quân tử có tài năng thì có thể hành thiện, còn kẻ tiểu nhân có tài năng, thì có thể dùng để làm điều ác.

Kẻ ngu xuẩn muốn làm điều ác, nhưng vì trí thông minh có hạn nên không thể làm điều ác to lớn. Còn kẻ tiểu nhân mưu mô đầy bụng, họ có thể thông qua mọi thủ đoạn, gian trá để thực hiện hành vi bất chính. Kiểu người tiểu nhân như vậy là nguy hại vô cùng! Tư Mã Quang từng bước giải thích, người có đức hạnh sẽ được mọi người tôn kính, người có tài năng sẽ được dân chúng yêu thích.

Đại đa số người ta thường bị tài năng của đối phương che mắt, mà lại trở nên coi nhẹ đức hạnh của họ. Từ trước đến nay, những vị Hôn quân (vị vua ngu đần), những Gian thần, hay những Phá gia chi tử (những đứa con hư),… đại đa số là những kẻ tài hoa có thừa nhưng đức hạnh lại không đủ, dẫn đến nhiều cảnh “Quốc bại gia vong”.

Những bạo chúa khét tiếng trong lịch sử như vua Chu của nước Âm, Vua Bạn của Chu (795-771 TCN), vị vua cuối cùng của Tây Chu, hoàng đế nhà Tùy, … đều là những kẻ có tài nhưng vô đức, cuối cùng trở thành những kẻ tiểu nhân “hại nước hại dân”.

Đặc biệt, vua Chu của nước Âm, là người tư chất thông minh, nhìn xa trông rộng, dũng cảm phi thường, có thể tay không tương đấu với quỷ thú dữ, nhưng ông lại giỏi che đậy khuyết điểm của mình, từ chối nghe lời khuyên, không tôn trọng Thần Phật, hơn nữa bản tính kiêu ngạo, cho rằng tất cả người trong Thiên hạ đều dưới chân của ông ta.

Bởi vậy, ông trở nên tàn nhẫn và hung bạo, dùng sắt nung đỏ đốt da người, mổ đẻ để kiểm tra th.ai nhi, kiểm tra tủy xương và mổ sống nội tạng của chú mình.

Kết quả là các chư hầu và dân chúng bốn phương đều quay lưng lại với ông, cuối cùng ông bị vua Ngô nhà Chu chém đầu, đất nước bị diệt vong, trở thành trò cười cho Thiên hạ. Do đó, Tư Mã Quang đã nhắc đi nhắc lại rằng, khi chọn người cai trị và các quan đại thần, đức hạnh phải được đặt lên hàng đầu.

Truyện về Tư Mã Quang

Thời Tư Mã Quang còn ở Lạc Dương, Văn Ngạn Bác thường dẫn theo các kỹ nữ đi du xuân. Ngày nào ông cũng mời rủ Tư Mã Quang đi cùng. Một ngày khi đang du ngoạn tới “Độc Lạc Viên”, trông thấy người trông giữ khu vườn nhìn về phía mình thở dài, Tư Mã Quang hỏi người đó vì sao thở dài, người trông vườn đáp: “Bây giờ là lúc hoa cỏ cây cối sinh trưởng tươi tốt, mỗi lần ngài ra ngoài du ngoạn là mấy chục ngày, không chỉ khiến cho thanh xuân của ngài trôi đi, mà thậm chí đến một dòng sách ngài cũng không đọc. Đáng tiếc rằng ngài đã phóng túng bản thân, lãng phí thời gian cuộc đời vào những thú vui vô bổ!” Tư Mã Quang nghe xong cảm thấy vô cùng hổ thẹn, ông đã phát thề sẽ không bao giờ ra ngoài du ngoạn nữa. Sau này, mỗi khi có người mời ông ra ngoài du ngoạn, Tư Mã Quang lại dùng lời của người trông vườn để khước từ.

Truyện về Tư Mã Quang

Tư Mã Quang sống một đời giản dị, thanh liêm, ông không màng đến những điều xa hoa. Có người nói, khi vợ ông qua đời, trong nhà ông cũng không có tiền để lo việc tang lễ, vì vậy con trai ông là Tư Mã Khang chủ định mượn tiền để làm việc tang lễ được phô trương một chút, nhưng Tư Mã Quang đã không đồng ý. Ông dạy bảo con mình rằng lập thân, xử thế quý ở chỗ tiết kiệm, không thể tùy ý mượn tiền người khác. Vì thế Tư Mã Quang đã đem cầm cố một miếng đất của mình và dùng số tiền đó để tổ chức một tang lễ bình thường. Đây chính là câu chuyện: “Điển địa táng thê” (Cầm cố đất để làm tang lễ cho vợ) của Tư Mã Quang.

Truyện về Tư Mã Quang

Khi Tư Mã Quang đảm nhiệm chức Thông phán tại Tịnh Châu (Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Sơn Tây ngày nay), người Tây Hạ thường xuyên xâm lấn biên giới, điều đó đã trở thành mối lo ở nơi đây. Vì vậy Tư Mã Quang đã kiến nghị lên cấp trên của ông là Bành Tịch cho tu sửa hai tòa thành và chiêu mộ người dân trồng trọt, canh tác nhằm ngăn chặn và kiểm soát người Tây Hạ. Bành Tịch đã nghe lời kiến nghị và phái Quách Ân thi hành việc đó, nhưng bởi vì Quánh Ân phòng ngự không chu toàn cho nên dẫn tới thất bại. Bành Tịch vì chuyện này mà bị cách chức. Tư Mã Quang ba lần viết thư lên triều đình tự nhận trách nhiệm, xin được từ quan, nhưng đều bị từ chối. Sau khi Bành Tịch qua đời, Tư Mã Quang đã đối xử với vợ của Bành Tịch như mẹ của mình, ông chăm sóc con trai của Bành Tịch như đối với huynh đệ thân thiết. Người thời đó đều cho rằng Tư Mã Quang là một người hiền đức.

Trích dẫn:
– Secretchina – Lý Vân Phi (Lan Hòa biên dịch)
– https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C6%B0_M%C3%A3_Quang
https://chanhkien.org/2021/08/cau-chuyen-lich-su-giai-thoai-ve-tu-ma-quang.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *