Người có am hiểu về văn hóa sẽ luôn biết sức ảnh hưởng của minh triết Nho – Phật – Đạo trong văn hóa Á Đông. Bồi dưỡng một nhân cách, một tài năng hoàn chỉnh, không gì hơn việc đi sâu thấu hiểu ba nguồn tư tưởng này. Làm người cần có tâm. Để có tâm, cần hiểu đạo. Hiểu đạo tận cùng thì cái tâm sánh ngang trời đất. Tài năng phải qua tu thân bồi đắp, tu thân bắt đầu từ đâu, làm thế nào, trả lời rõ nhất phải thấm sâu tư tưởng Khổng Tử.
Đọc Lão Tử giúp con người thấu hiểu vạn vật. Đạo đức kinh, cuốn sách được xem là kinh điển nhất của Lão Tử cũng lấy “Đạo đức” để lý giải vạn vật. Gần gũi tư tưởng Lão Tử giúp chúng ta rời xa phiến diện, khát khao đi tìm quy luật lớn chi phối rộng nhất – đó chính là hành trình của trí tuệ.
Đọc Khổng Tử là để tu thân và nhập thế. Rèn luyện bản thân, ra sức giúp đời, đó chính là tư tưởng của Khổng Tử. “Nho học” mà Khổng Tử được suy tôn làm tông sư có chữ “nho” là tích hợp của chữ “nhân” và chữ “nhu” nghĩa là “người cần dùng”.
Đọc Phật Đà cho ta hấp thu những quan niệm nhân văn vượt thời đại. Biết yêu thương vạn vật, khởi phát lòng từ bi vô hạn. Quá trình đó thực sự vất vả, chứa đựng nhiều hi sinh, nhưng thật ý nghĩa để đi theo.
Đây là bộ sách chứa đựng những tri thức kinh điển. Bất cứ người trí thức hoặc cá nhân ham học nào cũng đều thích và trân quý giá trị của nó. 3 cuốn Đàm đạo viết bởi các học giả Trung Hoa chất lượng. Cổ học tinh hoa và Trí tuệ của người xưa thì lại được biên soạn bởi những soạn giả hàng đầu Việt Nam, đây là bộ sách vừa mang giá trị chiêm nghiệm, vừa mang giá trị học thuật, xứng đáng để dành thời gian tìm hiểu.