Tóm lược từ “KPI – Công cụ quản lý nhân sự hiệu quả” – Ryuichiro Nakao
Bước 1: Xác nhận KGI (Key Goal Indicator – Giá trị mục tiêu cuối cùng)
Bạn có thể xác nhận lời nhuận bao nhiêu tỷ yên, bao nhiêu triệu đô, bao nhiêu tỷ đồng,… là KGI. Tất nhiên không phải tất cả KPI đều xác nhận theo lợi nhuận. Đối với content editor bạn hoàn toàn có thể xác định theo số lượng bài viết, video…
Bước 2: Xác nhận khoảng cách
Khoảng cách ở đây chính là khoảng trống giữa “hiện tại” và “KGI”. Việc này giúp bạn xác định bạn sẽ cần những gì để đạt KPI hoặc KPI của bạn có quá mơ mộng hay không?
Bước 3: Xác nhận quy trình
Bước xác nhận quy trình này thực tế là mô hình hóa.
Bước 4: Thu hẹp
Trong bước này, chúng ta cần thu hẹp, bó gọn lại để thiết lập CSF (Critical Success Factors, tạm dịch là Yếu tố thành công then chốt). Đây có thể coi là quy trình quan trọng nhất trong việc thiết lập KPI.
Bước 5: Thiết lập mục tiêu
Chúng ta cần thiết lập xem mục tiêu bằng số của KPI là bao nhiêu?
Bước 6: Xác nhận khả năng vận dụng
Xác nhận khả năng vận dụng là xác định tính thống nhất, tính ổn định và tính đơn giản của KPI.
Bước 7: Xem xét trước các đối sách
Xem xét trước các đối sách phòng trường hợp khi KPI trở nên xấu đi và tính hữu hiệu, hiệu quả của chúng giảm xuống.
Bước 8: Sự đồng thuận
Sự đồng thuận là sự đồng ý của những người tham gia, những người liên quan đến KPI đó.
Bước 9: Vận dụng
Bước 10: Liên tục cải thiện