SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA CỬU DIỆU TINH ĐẾN VẬN MỆNH CON NGƯỜI NHƯ THẾ NÀO

Sưu tầm

La Hầu – còn gọi là Khẩu thiệt tinh, là sao xấu ảnh hưởng nặng cho Nam giới và người mạng Kim, phái Nữ thì ảnh hưởng nhẹ. Thường gây ra những trở ngại bất trắc, bệnh tật, khẩu thiệt, thị phi miệng tiếng. Hạn sao này cần phải dè dặt cẩn thận. Ảnh hưỡng vào các tháng giêng và tháng 7.

Thổ Tú – còn gọi là Thổ Đức tinh hay Ách tinh chủ gia đạo bất an buồn phiền, bệnh hoạn hay kéo dài, tiểu nhân phá phách, đi xa bất lợi. Hai tháng 4 và 8 bất lợi.

Thủy Diệu – còn gọi là Thủy Đức tinh là Phúc lộc tinh chủ bình an, giải trừ tai nạn, đi xa có lợi, Phụ nữ bất lợi về đường sông biển. Ảnh hưỡng vào các tháng 4 và tháng 8. Người mạng Kim và Mộc hợp với hạn sao này, riêng người mạng Hỏa thì hơi bị khắc kỵ.

Thái Bạch – còn gọi là Kim Đức tinh, là hung tinh chủ về sự bất toại tâm, xuất nhập phòng tiểu nhân, hao tán tiền bạc, bệnh tật nảy sinh. Phòng tháng 5 xấu, nhất là những người mệnh hỏa, kim và mộc.

Thái Dương – Phúc tinh chủ sự hanh thông, cứu giải nạn tai. Với Nữ giới thì công việc vẫn thành công nhưng rất vất vả. Tốt vào các tháng 6 và 10.

Vân Hán – còn gọi là Hỏa Đức tinh là Tai tinh chủ hao tài, khẩu thiệt và tranh chấp, kiện tụng bất lợi. Đề phòng những rủi ro bất ngờ. Tháng 4 và 8 xấu.

Kế Đô – được ví như bà hoàng hậu khắc khe, là sao xấu ảnh hưởng nặng nơi phái Nữ, riêng những người có thai hay sinh đẻ trong hạn sao này thì ít bị ảnh hưởng. Gặp hạn sao này những mưu sự thường gặp khó khăn, thành ít bại nhiều, phòng thị phi, đau ốm hay tai biến bất ngờ. Sao Kế đô dù ít ảnh hưởng tới Nam giới nhưng ít nhiều cũng có tác dụng không thuận lợi. Phòng tháng 3 và tháng 9

Thái Âm – Phúc tinh chuyên cứu giải bình an, tốt cho Nữ số. Sao Thái Âm nhập hạn là tài tinh đem lại nhiều may mắn về tài lộc nhưng mang tính chất bất thường, thời vận hay thăng trầm.

Mộc Đức – Phúc tinh chủ may mắn, gặp thời vận tốt. Sao Mộc đức cũng là một phúc tinh cứu giải nên trong trường hợp dù gặp khó khăn gì vẫn có quý nhân giúp sức vượt qua. Tháng 10 và 12 tốt, riêng người mạng Kim thì bất lợi đôi chút vì không hợp với hạn sao này.

Năm hạn trong lá số Tử Vi tốt mà gặp Cửu Diệu tinh nhập hạn tốt thì lại càng tốt thêm. Nếu gặp hạn sao xấu mà năm nhập hạn trong lá số tốt thì sao hạn xấu sẽ được giảm bớt. Ngược lại nếu năm hạn trong lá số xấu mà gặp thêm Cửu Diệu tinh nhập hạn xấu thì năm hạn xấu sẽ càng xấu thêm.

Luận về Tuần (hỏa) / Triệt (kim)

Tuần Trung Không Vong là cây cầu nối tiếp giữa hai giai-đoạn, kiềm hãm bớt từ từ lại, là trung gian kiềm chế, không cho quá trớn.

“Tứ chính giao phù kỵ nhất Không chi trực phá”

Triệt Lộ Không Vong là bao vây, ngăn cách từ cái xấu đến cái tốt, đã không cho xâm nhập từ ngoài vào (xấu cũng như tốt) , mà còn phá đổ tất cả những gì trong cung bị nó phong tỏa.

“Tam phương xung sát hạnh nhất Triệt nhi khả bằng”

(Không vong định yếu đắc dụng, nhược phùng bại địa chuyên khán phù trì chi diệu, đại hữu kỳ công)

Tuần Triệt chỉ có thể làm giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh hay tiêu-tán bớt sự xấu của Hung-tinh, chứ không thể biến đổi tính cách của sao được, như biến Cát-tinh trở thành Hung-tinh và ngược lại.

Tuần-Triệt có thể làm cho bộ SPT thành hiền dịu lại đôi chút, còn đối với CNĐL thì làm cho bộ này trở nên chậm rãi, phấn-đấu hơi khó-khăn chứ không thể biến đổi từ ôn-hòa trở nên hào hùng và khí-phách như bộ SPT được.

Tuần-Triệt cũng không thể thay-đổi tính-cách của vòng Thái-tueá được, nhưng các sao trong tam-hợp Thái-tuế bị Tuần-Triệt phải tùy thuộc vị-trí mà thay-đổi tư-cách.

Trường-hợp những người chẳng may bị đặt để vào những vị-trí bất mãn (tam-hợp Tuế-phá, Thiếu-dương, Thiếu-âm) dễ tự thiêu thân, làm những việc xấu (nếu gặp SPT và Sát-tinh); được Tuần hay Triệt đóng khiến tự hạn-chế những tham-vọng và hành-động của mình mà thuận theo đường lợi-ích, nâng cao tư-cách không kém gì những người tam-hợp Thái-tuế.

Tuần-Triệt đóng giữa 2 cung trong tu vi, nghĩa là chỉ có liên-quan đến 2 cung đó mà thôi.

Dương-Nam / Âm-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 70% và tại cung Âm 30%

Âm-Nam / Dương-Nữ = ảnh-hưởng Tuần-Triệt tại cung Dương 80% và tại cung Âm 20%

Mệnh bị Tuần hay Triệt thiếu-niên tân-khổ, luôn gặp trở-ngại lúc đầu thực-hiện công-việc.

Mệnh bị cả Tuần lẫn Triệt thì đời bị vùi xuống đất đen, không phải là Tuần-Triệt phá nhau để cho đương-số được thong-thả.

Tuần-Triệt phá nhau dành cho những người thuận lý âm-dương:

Mệnh hay Thân có một Tuần hay Triệt, đến đại-vận từ 30 tuổi trở đi gặp Tuần hay Triệt hay Triệt thì sẽ được tháo-gỡ cho hanh-thông, dầu chỉ là một vài năm (bất chấp đến vòng Thái-tuế).

Trường-hợp người Dương đóng cung Âm (hoặc ngược lại) mà Mệnh-Thân có một Tuần hay Triệt, khi đến đại-vận gặp Tuần hay Triệt thì thời-vận tốt mở làm hai lần chậm chậm ở 2 cung đại-vận có Tuần hay Triệt đóng (mỗi đại-vận là 5 năm).

Mệnh Tuần Thân Triệt (hoặc ngược lại) không còn gì để tháo-gỡ; ngay cả khi đến đại-vận Thái-tuế, ảnh-hưởng tốt đẹp cũng chỉ thỏa mãn 50% mà thôi.

Trên đây là kinh nghiệm về hai sao Tuần Triệt của học phái Thiên Lươngtrong việc bình lá số Tử Vi, thật ra vấn đề đặc tính, ngũ hành và tác dụng của Tuần Triệt hiện còn đang là những nghi vấn, đề tài gây ra nhiều tranh luận, tùy theo mỗi người có lối tiếp thu, suy luận và khám phá riêng mà giải đoán.

Luận về Thiên Mã (hỏa)

Thiên Mã trong Tử-vi là một viên ngọc quí, viên ngọc quí này chỉ thấy ở trong hoàn-cảnh trái nghịch mà số đã xếp đặt cho người cung Mệnh hay Thân nằm trong tam-hợp Tuế-phá (bất mãn, đối kháng) của vòng Thái-tuế.

Thiên-mã là nghị-lực và khả-năng để giúp cho những người bất-mãn này đương đầu với những ngang-trái của tâm-thức và cuộc đời mà họ phải chịu. Đây chính là hình bóng một Tống Giang, một Đơn Hùng Tín, anh hùng hào hiệp chỉ phù suy chứ không tơ hào đến người thịnh. Còn tùy theo Thiên-mã có phải là của họ hay không mới là việc thành-bại quyết định.

Thiên Mã chủ tháo vát, tài năng và khéo léo. Ảnh hưởng nhiều đến công danh, sự nghiệp. Ngoài ra Thiên Mã còn chủ về sự di chuyển, thay đổi, đi xa và là phương tiện di chuyển như xe cộ, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị xe cộ hay hư hỏng hoặc tai nạn.

Về cơ thể con người Thiên Mã là tứ chi, nếu gặp Sát tinh tùy theo mức độ nặng nhẹ dễ bị thương tật.

Hành chính của Thiên Mã là hỏa, nhưng vì là dịch mã nên Mã đổi ngũ hành tùy theo phương vị Mã đóng, muốn làm chủ được Mã này thì bản mệnh phải đồng hành với cung Mã đóng thì mới có kết-quả được

Mã ngộ Tuần = Tuần là gạch nối liền giữa hai Giáp bắt cầu cho Mã trở nên đắc dụng. Tuy-nhiên Mã phải chùng lại một bước trước khi nhảy thì mới được thành-công, có nghĩa là vào giai đoạn đầu vẫn gặp những khó khăn, trở ngại nhưng rồi sau sẽ được hanh thông, nếu Thiên Mã hợp Mệnh, còn Mã ngộ Triệt là ngựa què ăn hại.

Người dương-nam – âm-nữ đại vận an theo chiều xuôi :

Mã mộc cung Dần gặp Tuần trở thành Mã hỏa

Mã hỏa cung Tỵ vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã kim cung Thân gặp Tuần trở thành Mã thủy

Mã thủy cung Hợi vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Người âm nam – dương nưõ đại vận an theo chiều ngược :

Mã mộc cung Dần vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã hỏa cung Tỵ gặp Tuần trở thành Mã mộc

Mã kim cung Thân vì Tuần đứng sau nên không chuyển đổi

Mã thủy cung Hợi gặp Tuần trở thành Mã kim

Thí dụ tuổi Kỷ Tỵ (Mệnh mộc) Mã tại cung Hợi ngộ Tuần đóng hai cung Hợi và Tuất. Nếu là người âm nam đại vận theo chiều nghịch thì Mã thủy sẽ theo cầu Tuần về lại cung Thân trở thành Mã kim khắc lại Mệnh mộc xấu. Còn với người âm nữ đại vận theo chiều thuận Tuần đóng sau lưng không thể bắt cầu cho Mã chạy nên Mã thủy sẽ sinh phò cho Mệnh mộc rất tốt.

Những cách tốt của Thiên Mã trong Tu Vi

Mã đắc Tràng-sinh = là giai-đoạn phát thịnh của tam-hợp Tuế-phá, Mã phải nằm trong tam-hợp Sinh-Vượng-Mộ thì mới được gọi là thanh vân đắc lộ nhưng chỉ hanh-thông trong đại-vận đó mà thôi và còn tùy thuộc vào Hành của Mã phù hay hại Mệnh nữa.

Mã-Khốc-Khách = Mã phải nằm trong tam-hợp Lộc-Tồn dành cho các tuổi Giáp/Thìn-Tý-Thân và Canh/Tuất-Ngọ-Dần. Phần ngoại-lệ này ban phát cho người được nhiều nghị-lực bền bỉ, tùy theo sự sinh-khắc của bản mệnh đối với Mã (xử-dụng và làm lợi).

Những cách xấu của Thiên Mã trong Tu Vi

Mã kỵ gặp Không Kiếp, Kình-Đà, Thiên-hình và Triệt là ngựa què, ngựa chết dễ bị trở ngại hay tai họa.

Mã ngộ Tuyệt = Người mệnh kim-hỏa và thổ / dương nam hay âm nữ, mệnh có Thiên Mã gặp Tuyệt (sao cuối cùng của vòng Tràng Sinh) tại cung Hợi là cách “Mã cùng đồ” ngựa cùng đường, hết lối chạy chỉ sự bế tắc và thất bại.

Luận về bộ sao Tứ Hóa trong Tu Vi

Hóa-khoa (thủy) – văn-tinh chủ về phúc-quý, là Đệ Nhất Giải Thần hoán cải được tư-cách SPLT và ngộ chế được Thiên-không, Lục-sát-tinh.

Hóa-quyền (mộc) – trung-lập chủ về uy-quyền và may-mắn, hay vụng tính sinh kiêu vì tự ái nên gặp Sát-tinh dễ bị kết-quả xấu

Hóa-lộc (mộc/thổ) – tài lộc do công khó làm ra, tăng ảnh-hưởng cho Tài-cát-tinh và tốt cho cung Điền-Tài.

Hóa-kỵ (thủy) – ám tinh hay đố kỵ, là sao Kế-đô của nữ mệnh. Giảm sự tốt đẹp của Cát-tinh, tăng ảnh-hưởng xấu của Sát-tinh.

Tam Hóa được áp đặt vào những chính-diệu theo hàng Can tuổi để đem lại sự hảnh-diện và phú quý cho người được hưởng. Giá-trị thật sự của Tam-hóa chỉ là gấm thêu hoa cho những bộ Chính-tinh dắc cách mà thôi chứ không phải là tư-cách, khả-năng và nghị-lực dùng để nâng cao phẩm-giá thực-sự cho người chính phái.

Nhận xét bảng tóm luận trên, các tuổi Ất-Bính-Kỷ-Nhâm-Quý được những sao đầy-đủ tư-cách hiền-lương nhân-hậu hẳn con thuyền khi ra khơi ít gặp phong ba bão lớn. Còn thuận buồm suôi gió hay không tùy thuộc ở hàng Chi (vòng Thái tuế) và giòng nước theo chiều cuộc diện (vòng Tràng-sinh).

Cách Tam hóa liên châu – ba sao đóng liên tiếp ba cung từ cung Dần đến Mùi / đắc vị nhất tại cung Thìn được dành cho 6 tuổi Ất/Tỵ-Dậu-Sửu (Khoa giáp Quyền-Lộc tại vị-trí Thiếu-âm) và Canh/Thân-Tý-Thìn (Quyền giáp Khoa-Lộc tại vị-trí Thái-tuế), còn các tuổi Ất-Canh khác chỉ là vay mượn mà thôi

Thiên Tài & Thiên Thọ (thổ) trong Tu Vi

Thiên Tài có ý nghĩa là tài năng, đo lường cắt giảm, vì thế nên Tài có đặc tính như Tuần Không là giảm ảnh hưởng xấu của các sao mờ ám và giảm bớt ảnh hưởng tốt của các sao sáng sủa.

Thiên Thọ là Phúc Thọ tinh chủ nhân hậu, từ thiện và gia tăng ảnh hưởng cho các phúc thọ tinh.

Ngoài những tính chất kể trên, Tài Thọ còn tượng trưng cho đạo lý Nhân Quả của đời người. Tài được khởi từ cung Mệnh (định mệnh thừa trừ mà cắt giảm) và Thọ được khởi từ cung an Thân (bản thân tự gây tạo) đến một cung nào đó để mách bảo cho biết là giữa Mệnh Thân và cung mà Tài hay Thọ đến đóng đã có sự hoán cải do luật thừa trừ mình đã gây nên.

Thân (Thiên Thọ / Nhân) = cá nhân tự gây tạo, tùy theo vị trí “Thân” để quyết định hành động theo cung mà Thiên Thọ đóng.

Mệnh (Thiên Tài / Quả) = định mệnh thừa hành mà cắt giảm, chịu ảnh hưởng cân quả do Thọ đã làm ra, tại cung có Thiên Tài đóng.

Nếu như Thân (tam hợp Thái Tuế) có làm ra “Thọ” hay cư xử sao cho “Thọ” được toàn vẹn thì Mệnh mới có đủ “Tài” năng lực hoán cải tạo ra những sự tốt đẹp để đền đáp. Còn như Thân xuất phát chử “Thọ” bị Không-Kiếp hãm thì Mệnh “Tài” kia cũng sẵn sàng đem lại những kết quả là hình thức như tranh vẽ mà thôi.

Người đời nhập thế ở khoảng thời gian nào thì sẽ thấy căn quả của mình phải mang nặng ở ngay phần việc nào như:

Năm Tý (Tài ở Mệnh) căn quả do chính bản thân mình

Năm Sửu (Tài ở Phụ) phải làm sao với Đấng sinh thành

Năm Dần (Tài ở Phúc) căn quả chịu ảnh hưởng nơi dòng họ

Năm Mão (Tài ở Điền) căn quả chịu ảnh hưởng về nhà cửa điền sản

Năm Thìn (Tài ở Quan) căn quả chịu ảnh hưởng với công việc làm

Năm Tỵ (Tài ở Nô) căn quả chịu ảnh hưởng nơi bạn bè, kẻ dưới tay

Năm Ngọ (Tài ở Di) căn quả chịu ảnh hưởng nơi ngoại nhân

Năm Mùi(Tài ở Ách) căn quả chịu ảnh hưởng những hoạn nạn

Năm Thân (Tài ở Tài) căn quả chịu ảnh hưởng do tiền của thâu hoạch

Năm Dậu (Tài ở Tử) căn quả chịu ảnh hưởng nơi con cháu

Năm Tuất (Tài ở Phối) căn quả chịu ảnh hưởng ở vợ chồng

Năm Hợi (Tài ở Bào) căn quả chịu ảnh hưởng nơi anh em

Các cách tốt xấu của Thiên Tài trong Tu vi

Thiên Tài + Nhật hay Nguyệt = Thiên Tài khi đồng cung với Nhật hay Nguyệt hãm sẽ gia tăng sức sáng cho Nhật Nguyệt và sẽ làm giảm sự quang huy của Nhật Nguyệt một khi bộ sao này sáng sủa tốt đẹp. Trường hợp Nhật Nguyệt đồng cung thì Thiên Tài sẽ làm cho Nhật Nguyệt thêm rực rỡ tốt đẹp.

Thiên Tài + Nhật hãm = Người không cẩn trọng lời nói, thiếu lòng tín ngưỡng về thần quyền

Sưu tầm

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *