Theo tử vi mỗi ngày
Cổ nhân nói “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, là câu nói hàm chứa kinh nghiệm của người xưa trong quá trình xây nhà. Dù là thời xưa hay thời hiện đại, người ta đều chú trọng đến vấn đề nhà cửa.
Đối với người xưa, nhà là nền tảng của sự sống, là nơi che mưa gió, nuôi dưỡng tinh thần. Bất cứ ai trong chúng ta cũng đều hiểu tầm quan trọng của tổ ấm gia đình. Vì vậy, theo quan niệm xưa, mỗi khi quyết định xây nhà, hầu hết mọi người đều phải đi xem ngày để chọn ra ngày lành tháng tốt thích hợp với việc đào móng hoặc đặt xà.
Trên thực tế, không phải ai cũng có khả năng xây dựng мột căn nhà mới hoàn toàn. Để tiết kiệm thời gian, công sức và giảm chi phí xây dựng, мột số người chọn cách tối ɢιản quy trình làm móng khi xây nhà. Nhiều gia đình không bắt đầu từ việc đào và xây móng mới cho căn nhà mà tận dụng móng từ căn nhà cũ để xây dựng tiếp lên một căn nhà mới.
Sở dĩ, cổ nhân nói “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, ý chỉ nếu cứ giữ móng nhà cũ lại, xây tiếp lên thì điều này không an toàn, nguy cơ sụp đổ rất cao. Những ngôi nhà được xây dựng theo phương pháp này độ bền không cao. Bởi lẽ, xây мột ngôi nhà mới khang trang trên thế móng của ngôi nhà cũ thì nền móng lâu ngày sẽ không thể chống đỡ nổi. Sống trong căn nhà như vậy thật sự rất nguy hiểm.
Ngoài ra, để tăng thêm diện tích ở, Một số gia đình còn trực tiếp xây nhà nhiều tầng trên nền nhà nguyên căn. Những việc làm này hoàn toàn tự phát, không tính đến khả năng chịu lực của móng.Ở nông thôn, hầu hết nhà cổ đều là nhà đất, khả năng chịu lực rất kém. Dù là kết cấu xi măng, gạch nhưng lâu ngày không được tu sửa thì khả năng chịu lực cũng sẽ giảm đi. Điều này khiến tường nhà dễ hư hỏng, dễ đổ sập. Nếu như cộng thêm sức nặng nữa thì độ nguy hiểm càng tăng cao.
Мột số người khi đọc câu cổ nhân nói “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, có thể thắc mắc vì nghĩ rằng các ngôi nhà ở thành phố ngày nay đầy rẫy những tòa cao tầng. Mà có gặp thiên tai nguy hiểm đến mấy, những ngôi nhà ấy cũng chẳng xảy ra hiện tượng sập đổ gì.Hầu hết các công trình ở thành phố đều là kết cấu théρ, phần móng cũng được đúc, luyện bằng máy móc quy mô lớn. Trong khi đó, những ngôi nhà ở nông thôn không thể làm được điều này. Nên cả hai không thể so sánh với nhau được.
Hơn nữa, đặt bối cảnh câu nói ra đời, lúc đó công nghệ xây dựng vẫn chưa phát triển. Do đó, các công trình nhà ở cũng được xây dựng khá thô sơ.
Đối với những quan niệm, kinh nghiệm lâu đời còn hữu dụng thì chúng ta vẫn cần khắc cốt ghi tâm, thuộc nằm lòng để tránh xảy ra tai hoạ không cần thiết. Dù là hiện tại hay tương lai, thì việc xây nhà, đặt móng đều là cần thiết. Bởi suy cho cùng, kết cấu cơ bản quyết định kiến trúc thượng tầng.