8 chữ “Vàng” tu dưỡng bản thân

Tu dưỡng là chỉ phẩm chất, đạo đức, khí chất và sự lĩnh ngộ đối với sinh mệnh của một người. Nó là một loại trình độ, đòi hỏi con người phải trải qua một thời gian rèn luyện và bồi dưỡng lâu dài mới đạt được. Một người có tu dưỡng hay không, không phải căn cứ vào địa vị, tiền bạc và dung mạo mà đánh giá được. Hãy bắt đầu việc tu dưỡng với 8 chữ vàng này:

Nhẫn (Nhẫn nại, nhẫn nhịn)

Đời người ai cũng sẽ gặp phải những sự tình không thuận lợi, không hài lòng, khi ấy con người nhất định cần phải “Nhẫn”. Bởi vì từ xưa đến nay, người làm được việc lớn tất phải là người có đại khí, người có đại khí tất có đại nhẫn. Nhẫn không phải là trốn tránh, chạy trốn mà là một loại tích lũy của năng lượng.

Trong chữ nhẫn đấy thậm chí phải khổ sở, đói rét, đắng cay, nhục mạ, chịu cực trăm bề để rồi: “Qua cơn bĩ cực đến ngày thái lai”. Vì vậy, người ta lầm lẫn cho nhẫn là nhu nhược, thiếu phản kháng, cam chịu một cách thụ động, hay một cảm giác tinh thần và thể xác bị chèn ép, đè bẹp, để tu tâm dưỡng tính.

Người ta kể lại rằng Tô Đông Pha đời nhà Tống nói về Trương Tử Phòng, một nhân vật tài trí kiệt xuất thời Tiền Hán ở đất nước Trung Hoa: “Kẻ được gọi là hào kiệt thời xưa, tất phải có khí độ hơn người. Nhân tình có chỗ không thể nhịn được, nên kẻ thất phu gặp nhục thì tuốt gươm đứng dậy, xông tới mà đánh. Cái đó chưa đủ gọi là dũng. Bậc đại dũng trong thiên hạ, gặp những biến cố bất ngờ mà không kinh hoảng, vô cớ bị lăng nhục cũng không nổi giận”.

Thiện (Lương thiện)

Thông minh là một loại thiên phú, còn lương thiện là một loại lựa chọn. Lương thiện là loại đạo đức tốt đẹp nhất của con người thế gian. Lương thiện có lẽ không thể khiến con người đạt được tất cả mọi thứ bản thân mong muốn nhưng sẽ giúp bạn luôn có nội tâm an định.

Cõi đời này thường tàn độc nhẫn tâm, thiện ác bất phân! Con người thường hay nhân danh công lý, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ Chánh pháp, đấu tranh tự do, lo cho nhân quyền, đòi hỏi công lý, thực thi pháp trị, thực chất chỉ là, gieo rắc khổ đau cho bao kẻ khác, chan rải thù hận, cùng khắp nơi nơi. Nếu như con người, biết rõ điều thiện, sẵn sàng tha thứ, cho các người khác, cũng như đã từng, nhiều lần trong đời, đã tha thứ cho, chính bản thân mình, cảnh giới thiên đàng, niết bàn cực lạc, chính là nơi đây!

Từ (Từ bi, hiền hậu)

Vì sao sau tuổi trung niên có người có khuôn mặt hiền lành phúc hậu có người lại có khuôn mặt hung dữ, tràn đầy oán khí? Đó là bởi vì họ luôn từ bi, bảo trì một trái tim hòa ái đối với tất cả mọi người trên thế gian. Bởi vì “tướng do tâm sinh”, “tướng tùy tâm mà thay đổi”, cho nên khi tâm đẹp thì tướng mạo cũng sẽ đẹp!

Lòng Bi-mẫn có nghĩa là lòng trắc ẩn, lòng xót thương dành cho người khác và sinh vật khác. Đó là lòng cảm thông và cảm nhận được sự khổ đau mà người khác hay vật kác đang gánh chịu. Đây chính là đức hạnh và nguyên nhân thúc đẩy Đức Phật đi truyền dạy Giáo Pháp sau khi Giác Ngộ đến hết phần đời còn lại ở trần gian “vì lòng bi-mẫn dành cho chúng sinh đang chịu sự khổ đau bất tận trong vòng sinh-tử luân hồi”.

Lòng Từ ái là lòng nhân từ, lòng thương mến người khác và sinh vật khác. Lòng từ ái chính lòng thương người. Trong bài kinh nổi tiếng là “Kinh Tâm Từ” (Metta Sutta), Đức Phật đã miêu tả về lòng từ ái thực sự giống như lòng thương yêu của người mẹ dành cho con, luôn thương yêu, lo lắng và chăm sóc cho con. Phật nói vậy thì chúng ta đã hiểu được lòng Từ thực sự có nghĩa là gì rồi.

Hỷ (Vui, mừng)

Chữ Hỷ đơn có nghĩa là vui mừng, vui vẻ, phấn khởi, ưa thích. Nếu nói chữ người ta nói hoan hỷ, hỷ hoan… Nhà có việc vui mừng người ta gọi là hỷ sự. Có điều gì vui mừng sẽ đến, như chim thước báo tin vui, cũng gọi là hỷ triệu.

Tâm thái vui vẻ, sảng khoái, hoạt bát là bí quyết trường thọ của con người. Phương pháp tốt nhất để bảo trì sự thanh xuân trẻ trung của con người chính là luôn giữ cho mình một nội tâm vui vẻ, thoái mái. Con người không phải là vì già mà dừng lại sự vui đùa, mà là vì sự vui đùa mà không già! Mỉm cười là cách tốt nhất tạo nên vẻ đẹp của con người, là cách đơn giản và nhanh nhất để kết nối mọi người lại với nhau.

Khoan (Khoan dung, độ lượng)

Những oán giận sẽ là mũi tên găm thẳng vào trái tim của mỗi người, khiến chúng ta khó lòng đi tới thành công. Nếu trong cuộc sống mà chúng ta không biết khoan dung, tha thứ cho người khác thì sẽ càng khiến cho bản thân trở nên thất bại hơn.

Khoan dung chính là lòng rộng lượng của con người, luôn có thể tha thứ cho người khác mà không áp đặt, không trừng phạt, không khắt khe với người phạm lỗi. Người khoan dung luôn thông cảm cho người khác và sẵn sàng tha thứ cho người khác khi họ đã biết lỗi và hối hận, quyết tâm sửa chữa lỗi lầm.

Một người hiểu được khoan dung, thì lòng dạ cũng nhất định rộng lớn. Những người này luôn không so đo tính toán chi li, cũng sẽ không vì chiếm được chút lợi nhỏ mà vui mừng khôn xiết. Người luôn tính toán chi li thì nhất định sẽ sống rất mệt. Cho nên lùi một bước không phải hèn nhát mà là để tiến thêm ba bước.

Cần (Cần mẫn, chăm chỉ)

Người xưa có câu: “Ông trời sẽ đền bù cho người cần cù!” là có ý nói rằng, một người siêng năng, cần cù sẽ được ông trời giúp, bù đắp cho! Có người sau khi kiếm được tiền thì gần như tiêu cũng hết nhưng có người vẫn duy trì được khả năng tài chính của mình.

Có quý trọng thì giờ, mới biết cần cù, siêng năng. Có biết coi thì giờ quý như vàng bạc thì mới có ý thức chăm chỉ, chịu khó trong lao động sản xuất, trong học hành luyện trí, luyện tài. Có siêng năng, cần cù mới có ý thức không để thì giờ trôi qua một cách vô ích, vô vị.

Biết dùi mài kinh sử, biết suy nghĩ vận động, vươn lên học hỏi những điều mới mẻ, những kiến thức khoa học hiện đại thì mới có thể nói là cần cù, siêng năng. Thức khuya dậy sớm, chăm chỉ làm ăn, vượt qua mọi khó khăn.

Thành (Chân thành, thành thật)

Chân thành là nguyên tắc quan trọng nhất trong kết giao. Chúng ta ai ai cũng mong muốn được người khác đối xử chân thành với mình, vì vậy hãy đối xử chân thành với người khác trước, bạn sẽ nhận được điều tương tự. Một người thành thật trong sáng thì khí chất cũng là đoan trang đẹp đẽ, ánh mắt của họ đều tỏa ra ánh sáng!

Đừng vì những khó khăn và thử thách của cuộc sống, mà chúng ta đánh mất đi những điều vô cùng ý nghĩa. Hãy sống chân thành, không vụ lợi, điều tốt đẹp rồi sẽ đến. Trong mọi mối quan hệ, chỉ có chân thành mới đổi được chân thành. Sự chân thành bao giờ cũng là điều được mọi người yêu thích nhất.

Cuộc sống luôn cần có những người bạn, nếu đã coi nhau là bạn, chúng ta không chỉ dành cho nhau những lời khen ngợi, mà tốt nhất phải chỉ cho họ thấy được điểm sai để sửa đổi. Đừng vì sợ mất lòng bạn mà không dám đưa ra lời góp ý trung thực. Chỉ cần chúng ta sống chân thành, đối đãi thật lòng với bạn bè, thì thời gian sẽ đem đến sự thấu hiểu và cảm phục. Muốn trở thành bạn tốt của nhau rất cần sự nỗ lực từ cả hai phía. Đã là bạn thân thì càng phải ở bên nhau vào thời điểm khó khăn nhất, chia sẻ cho nhau sự chân thành, cổ vũ, động viên và luôn luôn quan tâm đến nhau. Sống chân thành, bạn sẽ luôn có những người bạn chân thành ở bên cạnh. Người có lối sống chân thành luôn được mọi người yêu mến, bởi họ là người có nhân phẩm tốt, luôn luôn sống thật. Lời nói của người chân thành bao giờ cũng có sức thuyết phục cao. Họ tạo cho người khác cảm giác tin cậy, chơi với họ bạn không phải đề phòng bị phản bội hay hoài nghi bất cứ điều gì. Họ dùng trái tim chân thành để đối đãi chan hoà và thân thiện với tất cả mọi người. Có như vậy mới giữ được sự thanh thản trong tâm hồn. Sự chân thành bắt nguồn từ tình cảm thực sự của một tấm lòng chân thành thì mới đủ sức thuyết phục người khác. Bằng sự chân thành và lòng tin tưởng, bất kỳ mối quan hệ nào cũng đều được bảo vệ và trân trọng. Chân thành phải được thể hiện một cách tế nhị, nếu không người nhận khó lòng chấp nhận.

Ái (Yêu thương)

Người mà trong lòng tràn đầy tình yêu thương thì “nhất cử nhất động” của người ấy cũng tràn ngập tình yêu thương. Một người mà trong lòng luôn so đo tính toán thì cho dù ở thời điểm nào cũng thường bị “khó dễ” đi cùng!

Tình yêu thương là một trong những cảm xúc không thể thiếu của con người, con vật. Nó thể hiện nên cảm xúc, tình cảm, vẻ đẹp tâm hồn để từ đó con người có thể hiểu được nhau, thông cảm cho nhau và có sự gắn bó liên kết với nhau hơn.

Tình yêu thương có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động hoặc bằng bất cứ cử chỉ được xuất phát từ chính tấm lòng lương thiện của mỗi con người. Có thể nói sự yêu thương xuất phát từ tình thương, từ chữ Tâm trong mỗi con người, chứa đựng cả tình yêu và tình thương.

Trích dẫn:
– https://phunutoday.vn/phat-day-8-chu-vang-nen-goi-dau-giuong-de-tu-duong-ban-than-moi-ngay-d188374.html
– https://cand.com.vn/Kinh-te-Van-hoa-The-Thao/dau-nam-nghe-si-ban-ve-chu-Nhan-i342873/
– https://sachhiem.net/TONGIAO/tgTH/ThichChanTue.php
– https://luatminhkhue.vn/tu-bi-la-gi-tai-sao-phat-giao-khap-noi-de-cao-long-tu-ai-va-bi-man-tu-bi.aspx
– https://timviec365.vn/blog/khoan-dung-la-gi-new13937.html
– https://lagi.wiki/can-cu
– https://baoninhthuan.com.vn/news/116878p0c89/so%CC%81ng-chan-tha%CC%80nh-die%CC%80u-to%CC%81t-de%CC%A3p-ro%CC%80i-se%CC%83-de%CC%81n.htm
– https://www.invert.vn/yeu-thuong-con-nguoi-la-gi-ar4787

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *