Lười biếng tuổi trẻ và tuổi trung niên

Đến nay, khi nhìn lại bản thân, nhìn lại tất cả những người xung quanh, tôi mới hiểu ra được cái hậu quả của việc tuổi trẻ đã không nỗ lực hết mình còn thảm hại nhiều hơn so với việc “không làm nên trò trống gì”.

Làm lụng cả đời cũng không đủ để trả cho sự lười biếng tuổi trẻ

Hai hôm trước, nhà tôi bắt đầu dọn dẹp để chuẩn bị đón Tết, ba mẹ tôi có thuê một người về để lau chùi cửa kính. Người được ba mẹ tôi lựa chọn là một cậu thanh niên nhìn mặt già hơn tuổi rất nhiều. Cậu thanh niên ấy trước khi đến nhà chúng tôi, đã làm việc liên tục cho mấy nhà liền nên nhìn sắc mặt trông khá nhợt nhạt và mệt mỏi, còn đôi bàn tay nứt nẻ vì lạnh. Cậu ấy khá giỏi ăn nói, năm nay 35 tuổi, lên thành phố kiếm kế sinh nhai đã 10 năm rồi; có bạn gái nhưng chưa mua được nhà nên cứ trì hoãn, chưa dám kết hôn.

Hỏi cậu tại sao lại đến thành phố này làm ăn, cậu ta chỉ trầm xuống một lúc rồi bắt đầu kể câu chuyện về cuộc đời mình. Cậu sống ở một huyện nhỏ, thời đi học cũng là một cậu học sinh giỏi, được gia đình gửi gắm hi vọng rất nhiều, khó khăn lắm mới thi được vào một trường cấp ba ở trên tỉnh. Rồi chính từ ấy, cái thế giới sắc màu rực rỡ ấy đã lôi cuốn cậu đi chệch hướng. Dần dần không còn hứng thú học hành nữa, ngày nào cậu cũng đi theo lũ bạn trốn học đi chơi game. Phải cố gắng lắm, cộng thêm một chút may mắn, cậu mới học được hết lớp 12 để tốt nghiệp trung học phổ thông ra trường. Sau đó, cậu bắt đầu lên thành phố để lang bạt kiếm sống.

Song, một đứa thanh niên mới lớn không có học thức, lại chẳng sở trường gì thì làm sao để sống trong cái thị thành này? Cậu đi làm thợ phụ ở các công trình, đi làm công nhân ở nhà máy, đi làm nhân viên giao hàng, dốc sức làm 10 năm ròng, tiết kiệm được một khoản nho nhỏ. Bạn học ngày nào với cậu, giờ có đứa đã làm luật sư, đứa thì chuẩn bị đi nước ngoài học lên cao hơn, chỉ có cậu đến tầm tuổi này vẫn chưa làm được trò trống gì. Nói đến đây, cậu thanh niên cười một cách chua xót và nói: “Có điều giờ hối hận thì cũng chẳng để làm gì, bây giờ có cố gắng thì có lẽ cũng chẳng thể đuổi kịp những người khác rồi.”

Nghe xong câu ấy, lòng tôi có chút ngậm ngùi. Xung quanh tôi cũng có rất nhiều người giống như cậu thanh niên ấy, lúc còn đi học, không chịu khó học hành, thời đi làm lại không nỗ lực, cố gắng, lúc nào cũng thích mơ mộng, bay bổng, cứ nghĩ mình là ông giời.

Kết quả, qua vài năm, trông những đứa ngày xưa chỉ biết cắm đầu học khổ sở thế nào thì giờ từng đứa từng đứa một đều có cuộc sống sung túc, đầy đủ. Lúc ấy mới bừng tỉnh, hóa ra chính lúc mình không để ý thì sớm đã bị rớt lại phía sau.

Sự lười biếng của nửa đời trước chính là đào lỗ để chôn chính mình cho nửa đời sau. Có một bài báo viết thế này, sự thất bại lớn nhất của đời người không phải là “Tôi không làm được” mà là “Tôi vốn dĩ có thể”. Vốn dĩ có thể chăm chỉ học hành, vốn dĩ có thể thi vào một trường tốt, vốn dĩ có thể tìm được một công việc tốt, vốn dĩ có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa, vốn dĩ có thể có một cuộc sống tốt hơn bây giờ,…

Bạn vốn dĩ có thể làm được, nhưng bạn lại tự tay mình quyết định buông xuống. Cho đến hôm nay, hối hận rồi…

Nhưng may mắn là, nếu bây giờ thay đổi thì vẫn còn kịp!

Thất nghiệp tuổi 35 vì ‘ngủ quên’ lúc đôi mươi

Cái giá phải trả cho những năm tháng tuổi trẻ sống bồng bềnh là khó xin việc, không dám tự deal lương cho bản thân khi 35 tuổi.

Trong những năm trở lại đây, nhất là khi dịch Covid-19 xuất hiện, sau khi sàng lọc CV và phỏng vấn các ứng viên ứng tuyển công ty, tôi thấy có một số trường hợp đi xin việc ở độ tuổi 30-35.

Nếu mọi thứ bình thường, tôi chẳng để ý làm gì. Nhưng lạ thay, những trường hợp này đều xin việc không liên quan gì tới công việc cũ. Khi hỏi vì sao nghỉ việc ở công ty trước thì lúng túng. Khi hỏi bạn có chắc đảm nhận công việc mới một cách tốt nhất thì trả lời “sẽ cố gắng học hỏi”. Vì thế, khi hỏi bạn mong muốn nhận lương bao nhiêu thì cũng không có dũng khí thoả thuận do mất tự tin về bản thân.

Nhiều năm làm công tác nhân sự cho tôi một đúc kết khá thú vị: Một người nếu từ khi tốt nghiệp đại học đến trước năm 30 tuổi mà không có một nổi bật nào về sự nghiệp thì nửa phần sau cuộc đời họ vẫn vậy. Rất khó có một đột phá nào.

Và chính họ lại là những người có nguy cơ rơi vào cảnh thất nghiệp tuổi trung niên, chấp nhận xin việc không đúng chuyên môn, bất kể vị trí, mức lương, miễn là có việc làm như vừa nhắc đến ở trên.

Vậy điều gì đã khiến những trường hợp này khổ sở đến như vậy ở độ tuổi đáng lẽ ra phải được các công ty “săn đầu người” mời đón? Chính là do họ đã chìm đắm vào những “giấc ngủ quên” lúc tuổi đôi mươi. Giấc ngủ quên đó đến từ nhiều phía, có thể là do thoả mãn với những năm tháng học hành vất vả, kiếm việc nên muốn sống hưởng thụ đôi chút.

Nếu mọi thứ bình thường, tôi chẳng để ý làm gì. Nhưng lạ thay, những trường hợp này đều xin việc không liên quan gì tới công việc cũ. Khi hỏi vì sao nghỉ việc ở công ty trước thì lúng túng. Khi hỏi bạn có chắc đảm nhận công việc mới một cách tốt nhất thì trả lời “sẽ cố gắng học hỏi”. Vì thế, khi hỏi bạn mong muốn nhận lương bao nhiêu thì cũng không có dũng khí thoả thuận do mất tự tin về bản thân.

Nếu cứ tiếp tục sống trong những giấc mơ bềnh bồng tuổi đôi mươi thì sớm muộn cũng sẽ trả giá. Mà cái giá chua chát nhất là thất nghiệp ở độ tuổi lưng chừng của cuộc đời.

Xin đừng ai dẫn chứng những tấm gương kiên trì khởi nghiệp cho đến tuổi già, rồi lấy ví dụ như ông chủ hãng gà rán KFC khởi nghiệp thành công ở tuổi 65. Đa phần những tấm gương nghị lực này được viết trong những quyển sách self-help để cho vui, tăng thêm kịch tính mà thôi.

Thử hỏi trên đời này, có bao nhiêu người bền bỉ được như ông chủ KFC? Đó chỉ là một trường hợp đột biến về ý chí, nỗ lực của con người mà thôi. Bạn có sẵn sàng sống mấy chục năm cực khổ để rồi đến cuối đời mới thành công không?

Tự ái và cái tôi – Hai trở ngại của lao động tuổi trung niên

Mọi người thường lầm tưởng mình có hàng chục năm kinh nghiệm, nhưng sự thật chỉ có một hai năm và được lặp đi lặp lại mà thôi.

Tuổi trung niên, đã đi làm gần 20 năm mà không chen chân được vào hàng ngũ quản lý hoặc tự kinh doanh riêng thì chỉ có thể trách bản thân mình thôi. Có những công việc văn phòng đơn giản thì sinh viên mới ra trường hoặc một hai năm kinh nghiệm là làm được. Người trẻ, chịu cày, biết vâng lời, lương thấp… thì không có lý do gì doanh nghiệp tuyển người trung niên.

Mọi người đừng tự huyễn hoặc là mình có 15-20 năm kinh nghiệm, thật ra có người chỉ có một hai năm kinh nghiệm thôi rồi dùng kinh nghiệm đó lặp đi lặp lại trong 15 năm.

Thật sự các công ty cũng không muốn nhận người lớn tuổi cho vị trí nhân viên, vì các bạn trẻ làm tốt hơn. Người trung niên rồi thì không đào tạo lại được vị họ đã định hình tác phong làm việc, gia đình, con cái….

Tự tin tìm việc ngay cả khi ta 50

Khi đã bước hẳn sang tuổi trung niên, dù cho bạn là người có thâm niên, từng trải với nhiều kinh nghiệm thì đôi khi vẫn vấp chút cảm giác e ngại, lo lắng khi tìm việc mới, chẳng hạn coordinator, phiên dịch viên, management trainee,… Bởi rất nhiều lý do: bạn không thể linh hoạt, khoẻ mạnh bằng các thanh niên trẻ; bạn khá chậm chạp và gặp khó khăn khi cập nhật công nghệ; tư tưởng thì đôi phần cứng nhắc và lỗi thời… Thêm vào đó, quan điểm của không ít nhà tuyển dụng còn tin rằng thời gian làm việc và gắn bó cùng tổ chức của những nhân viên đứng tuổi sẽ không lâu dài, đôi khi công ty còn phải mất thời gian hướng dẫn và nhọc công chăm sóc bạn để đổi lại hiệu quả không cao. Tất cả những điều này góp phần khiến các “chiến binh 50+” mất hết nhuệ khí và hi vọng.

Nhưng đừng vội nản chí! Người trẻ có tiềm năng của người trẻ, trung niên sở hữu giá trị của trung niên. Tuổi đời là biểu hiện kết tinh cho kiến thức, kinh nghiêm và kỹ năng tôi luyện thời gian. Sức khoẻ và năng lực vận động nằm trong nỗ lực rèn luyện và duy trì của mỗi người. Đừng bao giờ chấp nhận từ bỏ trước khi bạn dành cho mình cơ hội thử sức!

Là phiên bản tốt hơn của chính mình Đừng cố gắng trở thành người khác. Tuổi tác là tuổi tác và nỗ lực giấu diếm cuối cùng sẽ không gặt hái kết quả. Không cần phải “khoe” tuổi già. Trong khi đó, hãy chuẩn bị kỹ nhằm chứng minh bản thân đại diện cho sự trưởng thành, trải nghiệm, và năng lực của bạn lớn hơn số tuổi

Khi cập nhật CV hãy làm mờ tuổi tác! Nếu cứ liệt kê lịch sử làm việc và quá trình học hành theo trình tự thời gian, bạn đang tiết lộ chính xác tuổi tác cho người xem. Hạn chế kể lể các chi tiết công việc từ 10-20 năm trước. Giải quyết vấn đề thật đơn giản theo cách ưu tiên tóm tắt các kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ không kèm thời gian. Nếu có những thành tựu nổi bật, hãy nhấn mạnh! Khi xoá đi mốc thời gian, bạn đã loại bỏ các tác nhân có thể gây phân tán sự tập trung của nhà tuyển dụng về câu hỏi: Bạn là ai và làm được những gì?

Network – Cả kết nối thực lẫn ảo Hãy kết nối, liên hệ lại và tụ họp với các mối quan hệ, cả những người bạn không nói chuyện nhiều năm rồi. Tham gia với hội bạn đồng môn, những hiệp hội nghề nghiệp, các nhóm sinh hoạt tại nhà thờ/chùa, thậm chí là đội bóng hay CLB thể thao địa phương. Hoạt động tình nguyện không chỉ là cách tuyệt vời giúp bạn gặp gỡ thêm nhiều người mà còn nhận được cơ hội làm việc thực sự, vì tạo ra môi trường để thể hiện năng lực, khả năng lãnh đạo và cá tính.

“Phù phép ngoại hình để phù hợp” Dù rằng gần như chúng ta sẽ không thể trở lại trẻ trung, thanh mảnh như ngày xưa nữa, bạn vẫn luôn có cách để đảm bảo rằng mình trông khoẻ mạnh và đủ khả năng làm việc suốt những ngày dài hay lúc công việc căng thẳng. Hãy nhuộm màu, nhưng đừng quá lố! Tập thể dục. Làm mới tủ quần áo với những bộ cánh thời trang hiện hành hợp lứa tuổi. Và đừng cố thử ăn mặc như các cô cậu mới 20, 30.

Giá trị của việc liên tục học hỏi. Một điều quan trọng nhưng thường bị bỏ sót khi bạn tìm việc đó là quá trình nỗ lực tăng cường bộ kỹ năng. Hãy chắc rằng mình đã luôn cập nhật những cải tiến mới song song với sự phát triển trong chuyên môn hoặc lĩnh vực nghề nghiệp. Hãy chứng minh bạn hiện tại đủ sức đi quãng đường dài với công ty, xua tan lo ngại (có thế phá huỷ nỗ lực tìm việc) rằng bạn bị thời gian bỏ lại phía sau.

Hãy luyện tập thêm bằng các buổi phỏng vấn giả hoặc đi dự phỏng vấn cho các công việc bạn ít quan tâm. Nếu cách trên khó thực hiện, có thể tận dụng những cuộc phỏng vấn thông tin đế mài sắc kỹ năng lắng nghe thông tin và đặt câu hỏi mà không sợ “thổi bay” cơ hội đến với công việc mơ ước.

Trích dẫn:
– https://ttvn.toquoc.vn/kinh-doanh/sau-10-nam-thong-tha-kiem-tien-o-tuoi-35-toi-bang-hoang-nhan-ra-lam-lung-ca-doi-cung-khong-du-de-tra-cho-su-luoi-bieng-tuoi-tre-52019271291615976.htm
– https://vnexpress.net/that-nghiep-tuoi-35-vi-ngu-quen-luc-doi-muoi-4384586.html
– https://vnexpress.net/tu-ai-va-cai-toi-hai-tro-ngai-cua-lao-dong-tuoi-trung-nien-4219922.html
– https://careerbuilder.vn/vi/talentcommunity/tu-tin-tim-viec-khi-ta-50.35A514A1.html

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *