Philophobia – hội chứng “sợ yêu”

Từ Philophobia bắt nguồn từ từ “filos” trong tiếng Hy Lạp, mang nghĩa yêu hoặc được yêu. Những người mắc phải hội chứng này có xu hướng tránh đi mọi chất xúc tiến có thể gắn kết thành một mối quan hệ tình cảm.

Hội chứng này tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe thân thể bên ngoài nhưng được chẩn đoán là ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng khi nỗi ám ảnh này khiến người đó hướng đến một cuộc sống cô độc cho tương lai. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu trực tuyến

Triệu chứng hội chứng bệnh Philophobia

Phản ứng ban đầu khi bắt đầu mắc chứng sợ yêu- Philophobia là sẽ dần thay đổi thói quen sống. Bệnh nhân Philophobia cũng có thể đặc biệt chú ý đến các bài kiểm tra tình cảm. Những thay đổi trong tình yêu ngày càng mạnh mẽ, sự mong manh và nhạy cảm cộng với sự quan tâm đến tài chính. Tâm lí sợ bị từ chối, mệt mỏi, đờ đẫn, thở hổn hển, tim đập nhanh, nhức đầu và mơ,.. hay những khó khăn trong tình yêu khiến bản thân sợ hãi.

Nguyên nhân gây nên hội chứng sợ yêu

Trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ

Hội chứng sợ yêu có liên hệ mật thiết với những trải nghiệm khủng hoảng tinh thần trong quá khứ, thường liên quan đến tình yêu và những mối quan hệ. Nếu một người đã từng không thành công trong các mối quan hệ ở quá khứ, ví dụ như đã từng ly hôn; có thể gây ra nỗi ám ảnh sợ yêu cho người đó. Hội chứng sợ yêu còn có thể là kết quả từ việc phải chứng kiến những thăng trầm trong đời sống hôn nhân của bố mẹ từ khi còn bé. Thêm vào đó, chứng kiến cảnh một người khác trải qua chuyện tình cảm đầy sóng gió cũng có thể khiến một người cảm thấy ảm ánh về việc phải yêu một ai đó.

Chuẩn mực văn hoá

Trong nhiều nền văn hóa tính ngưỡng, chuyện yêu đương được xem như một tội đồ. Những tín đồ có thể rất xem trọng các mức độ hình phạt tàn bạo dành cho họ khi những chuẩn mực này bị phá bỏ. Điều này có thể tạo nên sự sợ hãi, âu lo với một người về việc đem lòng yêu thương.

Âu lo phiền muộn

Một người có thể cảm thấy tự tin và căn thẳng khi được đặt trong mối quan hệ yêu đương, tin tưởng lẫn nhau nếu anh ấy/cô ấy đã từng suy sụp tinh thần. Sự âu lo, muộn phiền có thể khiến lý trí yếu đi và ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tôn của một người. Nếu một người đã từng đắm chìm trong sự âu lo, anh ta/cô ta sẽ dễ bị tổn thương hơn người thường để rồi tự cô bản thân mình với người khác và tránh tuyệt đối bất kỳ mối quan hệ yêu đương nào.

Một số ví dụ điển hình bệnh sợ yêu Philophobia

  •  Tôi đã từng có một cuộc hôn nhân rất tồi tệ. Tôi cũng từng trải qua một cuộc ly hôn khiến tôi gần như kiệt quệ sức lực. Sau đó, tôi không bao giờ nghĩ đến việc có mối tình nào. Nó ở quá xa với tôi.
  • Tình yêu khiến tôi đánh mất chính mình. Tôi không muốn người khác bảo mình nên làm gì và không nên làm gì.
  •  Tại sao nó rắc rối như vậy? Tình yêu sẽ không tồn tại lâu dài. 50% các cuộc hôn nhân sẽ kết thúc trong thất bại.
  • Sớm muộn gì người yêu của bạn cũng sẽ lừa dối bạn. Vì vậy tôi không muốn chạy vào mớ hỗn độn này.
  • Tôi không muốn ai có được sức mạnh này làm ảnh hưởng đến cuộc sống, niềm vui và hạnh phúc của tôi.
  •  Tình yêu có thể biến con người ta thành những kẻ khờ khạo, khờ khạo. Tôi không muốn trở thành một người như vậy nữa. Thực sự bạn sẽ bị mất kiểm soát.
  •  Một số người nói rằng tình yêu = hôn nhân, trách nhiệm, tiền bạc. Nhưng nó không dành cho tôi, và sẽ không bao giờ.
  • Tình yêu khiến tôi rất tự chủ và không có chính kiến.
  •  Tất cả những gì tôi muốn là tình dục.
  •  Tôi không thích chủ động tiếp xúc với người khác giới. Tôi cũng không tin vào tình yêu sét đánh. Tôi không dùng tư tưởng và đạo đức của bản thân để gài bẫy mình vào vòng bạn bè không thể yêu.
  •  Không bao giờ tôi có một mẫu người lý tưởng.

LÀM SAO KHI GẶP PHẢI HỘI CHỨNG SỢ YÊU – Philophobia?

1. Đối mặt với nỗi sợ hãi của bạn

Bạn sẽ không bao giờ có thể vượt qua nó nếu không dám đối mặt với nó. Nào, bây giờ hãy xác định rõ xem tại sao bạn lại có nỗi sợ hãi vô lí đó. Có phải do trong quá khứ đã ai đó khiến bạn tổn thương đến mức bạn không còn tin vào tình yêu nữa, hay sâu thẳm bên trong, bạn tự ti về bản thân mình, không nghĩ rằng mình xứng đáng yêu và được yêu? Hãy đặt ra càng nhiều câu hỏi càng tốt, nó giúp bạn hiểu thêm về nỗi sợ hãi của mình cũng như cách chữa trị nó.

2. Từ từ thôi nào!

Đúng là bạn sẽ chẳng bao giờ nhìn thấy pháo hoa hay cảm thấy tình yêu sét đánh ngay từ cái nhìn đầu tiên đâu. Tuy nhiên, đây lại là một điều tốt vì không nên quá vội vàng trong chuyện tình cảm. Nếu bạn sợ yêu thì hãy cứ làm bạn với nhau trước đi, dành thời gian tìm hiểu, trò chuyện với nhau. Nó sẽ giúp cho bạn có cái nhìn trọn vẹn hơn về tình yêu của mình và cũng giúp cho mối quan hệ của hai bạn có nền tẳng vững chắc từ sự thấu hiểu.

3. Đừng mãi sống trong quá khứ

Khi bạn bắt đầu cảm thấy yêu một người thì hồnma đau khổ của quá khứ lại hiện lên và dìm chết tình yêu vừa mới chớm ấy. Thứ gì đã thuộc về quá khứ thì bạn tốt nhất nên quên nó đi, đừng đem nó ra và tự dằn vặt mình nữa. Bạn hãy tự nhắc nhở bản thân mình rằng “Đây là một câu chuyện khác, một người khác, một chương khác trong cuộc sống. Mình xứng đáng với một người yêu thương mình và mình sẽ hạnh phúc”. Lẩm nhẩm câu nói này như một câu thần chú để xua đi nỗi ám ảnh trong quá khứ và tin tưởng vào khởi đầu mới này của bạn nhé.

4. Đừng nghĩ nữa, hãy yêu đi!

Dù bạn có chạy trốn cỡ nào hay có đưa ra một trăm, một ngàn lí do để không yêu nhưng bạn không thể phủ nhận sự thật rằng yêu và được yêu là thứ hạnh phúc nhất và nó thật sự rất tuyệt, đúng không? Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không tận hưởng nó đi. Tất nhiên tôi biết là sẽ rất khó khăn với bạn, nhưng ít nhất thì cũng hãy thử liều với tình yêu này một lần xem nào. Có thể sau đó bạn sẽ có một happy ending như trong mơ của mình, cũng có thể bạn sẽ đau tan nát vì tình yêu đó. Nhưng đã sao, kể cả như vậy, dù có chuyện gì khủng khiếp xảy ra, thì ít nhất bạn cũng có thể nói với bản thân mình “Mình đã thử, và thất bại” chứ không phải là “Giá như mình…”.

Tham khảo ybox, tuvantamly.com.vn, gocphongcach.com

Bài viết được trích dẫn từ:
– https://ybox.vn/triet-hoc-tuoi-tre/philophobia-hoi-chung-so-yeu-5ff42d9eff126c0bb590ffca
– https://gocphongcach.com/song/tam-li/philophobia-hoi-chung-so-tinh-yeu-va-phan-loai-tam-li-so-yeu/
– https://tuvantamly.com.vn/2250-2/
– https://hellobacsi.com/community/suc-khoe-tinh-than/lam-sao-khi-gap-phai-hoi-chung-so-yeu-philophobia/

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *