Cái chặt chẽ của tuyến tính thời gian, Tuổi thơ im lặng không có. Nhà văn nhớ đâu kể đó, nói rồi mà chưa cạn thương, chưa đã nhớ thì quay lại nói tiếp. Kết cấu tác phẩm khá rời với nhiều mẩu chuyện nhỏ, cứ như những lát cắt gọn mà ông bố hiểu con chủ định cắt ra, đủ để kể cho Khoa, Khải, Khánh trong đêm thanh vắng trước mỗi giờ đi ngủ. Mấy mươi đêm trôi qua như thế, ngắn ngủi thôi nhưng hẳn những đứa con ấy cũng như bố Khán sẽ mang theo nó suốt cả cuộc đời. Như người đọc ba mươi năm nay vẫn canh cánh về Tuổi thơ im lặng, bất chấp lời đề tặng của tác giả tập truyện: “Kính tặng quê hương, tặng các con và các bạn nhỏ, tặng những người đã từng nghèo khổ”. Giữa thế giới văn chương nặng tính giải trí, lai căng, họ hạnh phúc khi gặp thứ ánh sáng khác lạ từ những chất liệu cuộc sống nguyên sơ nằm trong sự lựa chọn của tình yêu Duy Khán. Những không gian hoặc được địa danh hóa như núi Dạm, núi Bà Còm, chùa Hàm, chùa Cao, đèo Bẳng, rừng Đống Ngấn… hoặc nôm na gọi là cổng chùa, chỗ chôn rau, vườn nhà… là một phần quan trọng của hồi kí, được tác giả bao bọc trong sương khói cổ tích với việc vỡ lại những huyền thoại dân gian. Chìm trong những tích truyện xa xăm nhiệm màu, cảnh quan địa lí xứ Kinh Bắc trở nên thiêng liêng, cổ xưa và bí ẩn. Đứng trên dải đất quê, trẻ thơ vừa kính, vừa sợ, vừa tò mò khám phá để kiểm chứng những lời nguyền thần bí mà niềm tự hào và hi vọng về sự xuất hiện của những anh hùng hào kiệt, văn nhân thi sĩ thì mãi dâng tràn. Khi mạch truyện hướng về thế giới vô tri, Duy Khán lại tự mình dệt nên cổ tích mới về vạn vật. Thủ pháp “người hóa” thể hiện điểm nhìn hồn nhiên và đa cảm của nhà văn. Chèo bẻo, liếu điếu, bồ nông, con cò, cái vạc, con mèo, con vện, cái chăn, cái cối… được nhìn nhận như một sinh thể người thực thụ. Thậm chí, không ít lần cậu bé Khán bằng tư duy lí luận trẻ con và tấm lòng ấm áp của mình đã giải định kiến, giải huyền thoại cổ xưa. Chèo bẻo được minh oan, không còn là kẻ cắp. Câu ca “Con cóc là cậu ông Trời” không còn sự linh ứng. Yêu đứa trẻ hiền hậu ấy, thiên nhiên đã cất lời thề hẹn thủy chung: “Bạn ơi! Nay mai bạn đi đâu thì đi, ra sao thì ra, bạn cũng ở trong lòng tôi những ngày bạn thơ bé”.
Khởi đầu với vài chục chi nhánh tại Tây Bắc và Trung Tây nước Mỹ, Starbucks dần lớn mạnh và trở thành nhân tố đóng vai trò chính tạo nên làn sóng cà phê thứ hai. Nếu làn sóng cà phê đầu tiên là về mở rộng thị trường và cung cấp sản phẩm có tính ổn định cho khách hàng, thì ở làn sóng cà phê thứ hai, những thương hiệu như Starbucks đã cho thấy chất lượng của hạt cà phê và kỹ năng pha chế cũng là những yếu tố đáng để đầu tư và được xem trọng. Làn sóng cà phê thứ hai đồng thời còn là về việc xem cà phê như một phần của lối sống: người ta sống trong các quán cà phê và nhà hàng sành điệu.
Kiếm tiền cũng giống như một quá trình toán học, bao gồm số tiền bạn kiếm được ở mỗi hợp đồng hay mỗi giờ lao động, bạn chi trả cho nhân công, thuế… , sau đó tái đầu tư một phần lợi nhuận để tạo thu nhập mới.
Hay thậm chí, từng có người chị, nửa đêm chán đời quá, xách balo lên ra ga. Bắt chuyến tàu sớm nhất chạy tới bãi biển gần nhất. Rồi cứ ngồi vậy, chờ bình minh lên. Ăn một bữa sáng thật ngon rồi trở về thành thị. Không rõ sau đó cảm xúc thế nào. Nhưng có lẽ, là sẽ mệt. Mà mệt thì phải ngủ. Lúc tỉnh dậy, có khi nỗi buồn đã nguôi ngoai.
Thực ra, người đầu tiên có ý tưởng tiếp cận lịch sử Việt Nam theo cách này là Phan Bội Châu với Việt nam quốc sử khảo, được viết vào năm 1908 và xuất bản lần đầu tiên ở Nhật vào năm 1909. Sách gồm 10 chương, Phan Bội Châu đã dành chương thứ hai để viết về “Nhân chủng, nhân khẩu nước ta” và chương thứ ba để giới thiệu về “Địa lý sản vật nước ta”
Chiều hướng thứ ba là tương thuộc. Điều này rất hiếm xảy ra, nhưng khi nó xảy ra, một góc thiên đường sẽ xuất hiện nơi hạ giới. Khi đó, hai người không độc lập cũng không phụ thuộc lẫn nhau mà trở nên cực kỳ đồng điệu với nhau, như thể họ thở vì nhau, một linh hồn trong hai cơ thể – bất cứ khi nào chuyện này xảy ra, nó cho thấy tình yêu đã xuất hiện. Đây mới là thứ được gọi là tình yêu. Hai chiều hướng trước đó không phải là tình yêu, chúng chỉ là sự sắp xếp – sắp xếp về mặt xã hội, tâm lý, sinh học, nhưng tất cả chỉ là sự sắp xếp. Chiều hướng thứ ba này là thứ gì đó thuộc về tâm linh.
Cảnh mà tôi thích nhất trong “500 Days of Summer” là lúc Tom Hansen ủ dột, thất thểu và quyết định theo đuổi lại con đường kiến trúc của riêng mình. Ai rồi cũng thế. Lúc thất bại nhất đều là tự vực mình dậy, theo đuổi ước mơ cũng là tự mình cố gắng trong thầm lặng.
Đây là bộ sách chứa đựng những tri thức kinh điển. Bất cứ người trí thức hoặc cá nhân ham học nào cũng đều thích và trân quý giá trị của nó. 3 cuốn Đàm đạo viết bởi các học giả Trung Hoa chất lượng. Cổ học tinh hoa và Trí tuệ của người xưa thì lại được biên soạn bởi những soạn giả hàng đầu Việt Nam, đây là bộ sách vừa mang giá trị chiêm nghiệm, vừa mang giá trị học thuật, xứng đáng để dành thời gian tìm hiểu.
Để kiểm soát bản thân, ta phải chiến đấu với những suy nghĩ xấu xa, cảm xúc tiêu cực trong mình và chiến thắng chúng. Và ta phải làm điều đó một mình. Trước mặt ta có bao nhiêu đồ ăn ngon, nhưng ta kiềm chế để nhường cha mẹ. Ở nơi công cộng, ta cố gắng đi nhẹ nói khẽ để không làm ảnh hưởng tới người xung quanh. Dù tâm trạng không vui, ta cũng không trút giận lên đồ đạc và người khác.
Trích sách Thuật dụng ngôn 1. KHÔNG SUỐT NGÀY ĐI KỂ NIỀM VUI NỖI BUỒN CỦA MÌNH, LÀ TRÍ TUỆ Một trong những biểu hiện của người trưởng thành chính là khi họ hiểu họ ra được rằng 99% những chuyện xảy ra với mình, với người khác, nó hoàn toàn không có ý nghĩa […]